fbpx

Trang chủ / Tin tức / Tin chuyên ngành / Thép Kết Cấu Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng Của Thép Trong Thực Tế

Thép Kết Cấu Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng Của Thép Trong Thực Tế

Tin chuyên ngành - 12/06/2022

Thép kết cấu ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà khung thép tiền chế và được thi công theo cách truyền thống bởi những ưu điểm vượt trội như: hình dáng và kích thước đa dạng để đáp ứng nhiều yêu cầu sử dụng, dễ gia công, nguồn sản phẩm dồi dào trên thị trường. Cùng Pebsteel tìm hiểu và phân loại thép hình, ưu nhược điểm và các ứng dụng trong thực tế của loại vật liệu xây dựng này.

Thép kết cấu được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng
Thép kết cấu được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng

1. Thép kết cấu là gì?

Thép kết cấu là một loại vật liệu xây dựng được tạo ra theo một hình dạng hoặc một cấu trúc nhất định. Ví dụ như thép hộp hình vuông, thép ống, thép chữ U, thép xoắn,…

Thép kết cấu được thiết kế với hình dáng và kích thước theo thông số kỹ thuật phù hợp với mỗi dự án khác nhau. Một số phương pháp gia công loại vật liệu này là: cán nóng, cán nguội, hàn tổ hợp, uốn cong,…

2. Ứng dụng của thép kết cấu trong thực tế

Thép kết cấu được sử dụng rất phổ biến trong các công trình công nghiệp. Sau đây là một số ứng dụng tiêu biểu trong thực tế: 

Các ứng dụng của công trình thép trong thực tế
Các ứng dụng của công trình thép trong thực tế

Làm khung cho các công trình thương mại

Dự án công trình thương mại ở Philippines (Nguồn: Pebsteel)
Dự án công trình thương mại ở Philippines (Nguồn: Pebsteel)

Làm khung nhà xưởng, nhà máy sản xuất

Nhà máy sản xuất găng tay bằng khung kèo thép kết cấu (Nguồn: Pebsteel)
Nhà máy sản xuất găng tay bằng khung kèo thép kết cấu (Nguồn: Pebsteel)

Làm nhà khung thép dân dụng

Nhà khung thép tiền chế (Nguồn: Internet)
Nhà khung thép tiền chế (Nguồn: Internet)

Làm cầu đường bộ

Mái che bằng thép kết cấu được lợp kính (Nguồn: Internet)
Mái che bằng thép kết cấu được lợp kính (Nguồn: Internet)

Làm xà gồ chữ C và Z khi thi công lợp tôn

Thép kết cấu dạng chữ C làm xà gồ khi thi công lợp tô
Thép kết cấu dạng chữ C làm xà gồ khi thi công lợp tôn (Nguồn: Pebsteel)

Thép kết cấu dạng chữ Z làm xà gồ khi thi công lợp tôn
Thép dạng chữ Z làm xà gồ khi thi công lợp tôn (Nguồn: Pebsteel)

Ngoài ra, thép kết cấu còn được dùng để làm cột thu phát sóng, cột ăng ten, đường sắt, bể chứa,…

3. Ưu và nhược điểm của thép kết cấu

Như các loại vật liệu xây dựng khác, thép kết cấu cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Phân loạiƯu điểmNhược điểm

Thép đã được tạo hình dạng sẵn
+ Dễ dàng tìm mua trên thị trường, không cần phải chờ đợi gia công tại nhà máy.
+ Thiết kế đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu ví dụ làm xà gồ, cột, kèo,…
+ Giá cả đa dạng.
+ Do đã được sản xuất sẵn với kích thước cố định (ví dụ cố định đường kính ống thép, cố định chiều dài thanh thép, cố định các góc uốn,….) nên khi mua về cần thêm một số chỉnh sửa mới có thể sử dụng được (ví dụ cắt ngắn, hàn ghép tăng độ dài, ghép nhiều hộp thép với nhau cho đủ độ rộng mong muốn, hoặc chắp nối với các cấu kiện khác,…). Điều này gây nhiều bất tiện và gâylỗi kỹ thuật nếu tay nghề cơ khí kém (như hàn – cắt cẩu thả, tính toán kỹ thuật sai).
+ Chất lượng khó kiểm soát: do nguồn hàng đa dạng từ nhiều nhà sản xuất khác nhau và giá cả cũng đa dạng nên chất lượng không được đảm bảo. 
+ Dung sai lớn cũng là một nhược điểm đối với loại thép kết cấu cán nóng vì nó đồng nghĩa với sai số kỹ thuật lớn, khi sử dụng có thể bị nứt, cong hoặc gãy. Điều này đòi hỏi người mua phải lựa chọn công ty uy tín.
+ Tốn thời gian gia công phụ trợ: cụ thể là thời gian sơn chống ăn mòn (ngoại trừ với loại thép không gỉ), sơn trang trí. Một số nơi cung cấp thép kết cấu được phủ lớp chống ăn mòn một cách sơ sài (thông thường là lớp mạ kẽm nhúng nóng), đòi hỏi phải sơn phủ lại toàn bộ để không bị gỉ sét.
+ Lãng phí: do đã được sản xuất sẵn hàng loạt với kích thước cố định vì thế không tránh khỏi việc người sử dụng phải cắt bỏ các đoạn thép thừa gây ra lãng phí.
+ Không sử dụng được cho những công trình lớn, phức tạp: thép kết cấu được sản xuất sẵn và được cung cấp đại trà trên thị trường chỉ giới hạn trong một vài kích thước nhất định. Trong trường hợp công trình đòi hỏi cấu kiện phải có kích thước cực lớn (ví dụ dầm thép nặng 20 tấn) thì nguồn cấu kiện sẵn có là hoàn toàn không thể tìm thấy.
Thép kết cấu tiền chế+ Có thể tạo ra bất kỳ hình dạng, kích thước và số lượng phù hợp với nhu cầu, phổ biến nhất là thép hình chữ H, I.
+ Chất lượng đồng đều và được kiểm soát tốt, dung sai cực kỳ nhỏ nên khả năng chịu lực lớn, độ an toàn cao.
+ Tiết kiệm vật liệu: do được sản xuất theo từng bản vẽ công trình nên việc tính toán gia công cấu kiện từ các phôi thép lớn sẽ loại bỏ tình trạng lãng phí so với thép kết cấu được sản xuất sẵn. 
+ Sơn chống ăn mòn ngay tại nhà máy và bằng máy móc lớn, tiết kiệm thời gian và chất lượng tốt hơn sơn thủ công.
+ Không thể thay thế hoàn toàn thép kết cấu cán nóng và cán nguội ở một số hình dạng đặc thù như ống tròn, khối hộp, thanh vằn, thanh thép đặc,…
+ Tốn thời gian gia công.

4. Phân loại thép kết cấu trong thực tế

Phân loại thép kết cấu trong thực tế
Phân loại thép trong thực tế (Nguồn: Internet)

Trong thực tế, có nhiều loại thép kết cấu được sử dụng phổ biến như sau: 

  • Thép góc vuông: Có dạng hình chữ “L”. Được sản xuất sẵn với nhiều kích cỡ khác nhau. Loại này thường được sử dụng làm phần góc trong các công trình như xây dựng, công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải hoặc khai thác mỏ.  
  • Dạng mặt cắt rỗng hình ống: các mặt cắt hình ống rỗng có khả năng chống xoắn cao, được dùng chủ yếu trong các công trình nhiều trục.
  • Dạng mặt phẳng: thường được gọi là tấm, dùng để gắn vào các bộ phận của công trình giúp tăng cường sức mạnh chịu lực. 
  • Dạng hình chữ U:  có hai cạnh song song với các góc vuông giống hình chữ “U”. Loại này có độ bền tương đối cao.
  • Dạng hình chữ C: có mặt cắt giống hình chữ “C”, dạng này được dùng để làm xà gồ ở bên dưới phần mái với tác dụng nâng đỡ. 
  • Dạng hình chữ Z: có mặt cắt giống hình chữ “Z”, tương tự dạng chữ “C” thì dạng này cũng chủ yếu dùng để làm xà gồ.Dạng mặt cắt rỗng hình chữ nhật: Mặt cắt rỗng hình chữ nhật tương tự như mặt cắt rỗng hình tròn. Loại này thường được ứng dụng nhiều trong ngành cơ khí và thép xây dựng.
  • Dạng mặt cắt rỗng hình vuông: Vì dạng này khó kết hợp với các dạng khác nên dạng mặt cắt rỗng hình vuông chỉ được sử dụng làm cột hoặc trụ của công trình.
  • Dầm và cột hình côn: phổ biến trong các nhà thép tiền chế công nghiệp.

Bài viết trên đã cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về thép kết cấu. Nếu như có câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan đến bài viết, quý khách vui lòng liên hệ qua email marketing@pebsteel.com.vn hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Pebsteel là doanh nghiệp toàn cầu chuyên cung cấp các giải pháp về nhà thép tiền chế và kết cấu thép. Trong suốt thời gian hoạt động, công ty đã thực hiện hơn 6000 dự án khác nhau tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Lào,… Vì vậy, Pebsteel luôn cam kết đem lại cho quý khách hàng một dịch vụ toàn diện, chuyên nghiệp trong suốt dự án và luôn duy trì sự hỗ trợ cho khách hàng.  Một số loại hình dịch vụ phổ biến ở Pebsteel mà quý khách hàng có thể tham khảo là thi công nhà tiền chế với hệ thống kèo tiêu chuẩn cao, cung cấp hệ thống mái tôn lợp và các phụ kiện xây dựng cao cấp. 

Nếu như quý khách hàng muốn nhận báo giá vui lòng liên hệ đến số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn miễn phí.

>> Tham khảo thêm: Kết cấu thép xây dựng, đơn giá thi công nhà xưởng, nhà thép tiền chế là gì, thi công kết cấu thép

LIÊN HỆ ĐÓNG
logo-switcher

Chọn khu vực & ngôn ngữ

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và
dự án của Pebsteel.

Đến website
logo

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và dự án của Pebsteel.

Pebsteel toàn cầu