Kết cấu thép được xem là giải pháp ưu việt do được áp dụng công nghệ tiên tiến và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường. Vì thế, xây dựng nhà xưởng, nhà kho công nghiệp hay các công trình khác bằng kết cấu thép ngày càng được ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội.
Xem thêm: 3 Ưu Điểm Tuyệt Vời Khi Sử Dụng Kèo Thép
1. Ưu điểm của kết cấu thép
Kết cấu thép được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi nhờ các các ưu điểm vượt trội sau:
- Độ bền và khả năng chịu lực cao: Khả năng chịu lực kéo và lực nén của vật liệu thép vô cùng tốt. Khi đưa vào sử dụng trong xây dựng sẽ đảm bảo độ bền vững cũng như tính ổn định cho công trình. Cấu trúc thuần nhất của thép cũng góp phần tạo nên độ tin cậy cao. Ngoài ra, chất liệu thép có tính dẻo và đàn hồi, khó biến dạng khi sử dụng.
- Trọng lượng nhẹ: So với các kết cấu bê tông, gỗ đá hay các loại vật liệu khác, trọng lượng của kết cấu thép được đánh giá là nhẹ nhất. Kỹ sư sẽ đánh giá phẩm chất nhẹ của thép bằng cách sử dụng tỷ số giữa trọng lượng riêng và cường độ tính toán của nó, còn gọi là hệ số C.
- Tính công nghiệp hóa cao: Quá trình sản xuất vật liệu thép được diễn ra hoàn toàn trong các nhà máy luyện kim. Trong khi đó, quá trình chế tạo kết cấu thép lại chủ yếu tập trung tại các nhà máy chuyên ngành. Do đó, kết cấu thép phù hợp với nhu cầu xây dựng công nghiệp hóa.
- Tính cơ động linh hoạt khi vận chuyển lắp ráp: Do có trọng lượng nhẹ cùng với độ cứng cao, việc vận chuyển và thi công lắp dựng diễn ra vô cùng dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời, khi cần thiết thì quy trình tháo gỡ, thay thế và sửa chữa cũng trở nên đơn giản hơn, dễ triển khai mở rộng thi công bất kỳ lúc nào.
- Tính kín: So với các loại vật liệu khác, vật liệu và liên kết kết cấu thép có tính khép kín, không thấm nước và không thấm khí. Nhờ đặc tính này nên thép được ứng dụng để xây dựng các bể chứa chất khí và chất lỏng.
- Tiết kiệm nhiều chi phí: Tính linh hoạt, dễ dàng gia công và lắp ráp cùng với khả năng chịu tải tốt của kết cấu thép giúp giảm chi phí nhân công, xây dựng và duy trì trong quá trình vận hành.
- Thời gian thi công nhanh: Nhờ quá trình gia công dễ dàng, lắp ráp nhanh chóng từ nhà máy, kết cấu thép có khả năng thi công nhanh, thích ứng linh hoạt với các thay đổi và có thể được thực hiện cùng lúc.
Xem thêm: Lắp Dựng Kết Cấu Thép, Nhà Thép Tiền Chế
2. Nhược điểm của kết cấu thép
Ngoài những ưu điểm vượt trội, kết cấu thép vẫn có một số hạn chế. Tuy nhiên, những hạn chế này có thể được dễ dàng giới hạn và khắc phục thông qua nhiều biện pháp. Do đó, khi lựa chọn đơn vị thi công, các doanh nghiệp cần xem xét kỹ càng để đảm bảo uy tín và hiệu quả trong việc thực hiện công trình.
- Dễ bị ăn mòn: Thép chứa chủ yếu sắt nên có khả năng bị oxy hóa, gây ra hư hại. Khi ẩm ướt hoặc tiếp xúc với các chất ăn mòn như nước mặn, acid, kiềm, hoặc hóa chất ăn mòn khác, sắt trong kết cấu thép có thể bị gỉ sét. Để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ăn mòn, các biện pháp bảo vệ như sơn phủ, lớp mạ, sử dụng hợp kim thép chống ăn mòn, và bảo trì định kỳ để kiểm tra và sửa chữa các vùng bị tổn thương là cần thiết.
- Chịu lửa không tốt: Một trong các điểm hạn chế của vật liệu thép là dễ bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao. Khi thép chuyển sang trạng thái dẻo thì khả năng chịu lực sẽ biến mất, kết cấu thép sẽ bị sụp đổ. Để khắc phục khả năng chịu lửa kém của kết cấu thép, có thể sử dụng vật liệu chống cháy, lớp cách nhiệt hoặc tăng độ dày của kết cấu. Thiết kế hệ thống thoát nhiệt và sử dụng hệ thống chống cháy tự động cũng là các biện pháp hữu ích. Việc áp dụng những giải pháp này cần tuân thủ các quy định an toàn và xây dựng địa phương.
Xem thêm: Liên Kết Bu Lông Trong Kết Cấu Thép
3. Phạm vi ứng dụng của kết cấu thép trong xây dựng
Ngày nay, kết cấu thép được ứng dụng trong nhiều loại công trình khác nhau nhờ vào khả năng chịu tải, tính linh hoạt và khả năng tạo không gian mở. Dưới đây là một số phạm vi ứng dụng của kết cấu thép:
- Nhà xưởng và nhà kho công nghiệp: Kết cấu thép thích hợp cho việc xây dựng nhà xưởng và nhà kho công nghiệp do khả năng tạo không gian rộng mà không cần nhiều cột chống và sự linh hoạt trong thiết kế.
- Nhà cao tầng và tòa nhà thương mại: Kết cấu thép thường được sử dụng trong việc xây dựng các tòa nhà cao tầng và tòa nhà thương mại do khả năng chịu lực cao và tính linh hoạt trong thiết kế.
- Sân vận động và công trình thể thao: Kết cấu thép có thể được sử dụng để xây dựng sân vận động và các công trình thể thao khác với không gian rộng và khả năng chịu lực tốt.
- Nhà ở và xây dựng dân dụng: Kết cấu thép cũng có thể được sử dụng trong xây dựng nhà ở và các công trình dân dụng, đặc biệt là trong các dự án cần thiết kế độc đáo và không gian mở.
- Cầu và cống: Kết cấu thép thường được sử dụng để xây dựng cầu và cống do khả năng chịu tải lớn và khả năng chống ăn mòn.
4. Kết luận
Trên đây là các thông tin về ưu nhược điểm của kết cấu thép và một số ứng dụng trong xây dựng của kết cấu thép. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay.
*** Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung về ngành nhà thép tiền chế và kết cấu thép. Để biết thêm chi tiết hoặc cần làm rõ tùy vào nhu cầu, vui lòng liên hệ trực tiếp với Pebsteel.