Nhà khung thép 2 tầng rất được ưa chuộng khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp, nhà máy bởi các ưu điểm nổi trội như thời gian thi công ngắn, độ chính xác cao, độ bền cao, tối ưu chi phí, dễ bảo trì,… Không những thế, công nghệ nhà thép tiền chế còn được ứng dụng vào việc xây dựng nhà ở dân dụng nhờ sự linh hoạt trong thiết kế cũng như khả năng kết hợp với các vật liệu khác để đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ.
1. Nhà khung thép 2 tầng là gì? Các loại nhà khung thép thông dụng
Nhà khung thép 2 tầng, hay còn gọi là nhà thép tiền chế (PEB) 2 tầng, là loại công trình được lắp dựng từ các thành phần cấu kiện thép đã được sản xuất sẵn tại nhà máy với kích thước và số lượng chính xác theo bản vẽ kĩ thuật. Sau đó, các cấu kiện thép tiền chế này sẽ được vận chuyển đến công trường và được lắp ráp với nhau để tạo thành một công trình hoàn chỉnh với các yếu tố ảnh hưởng báo giá, chi phí xây dựng nhà khung thép. Nhà thép tiền chế thường trải qua 3 giai đoạn chính: thiết kế, sản xuất – gia công, lắp dựng.
Các loại nhà thép thông dụng:
- Trung tâm thương mại, siêu thị, tòa nhà văn phòng, rạp chiếu phim, khách sạn,…
- Nhà máy, kho xưởng, trung tâm vận tải, nhà chứa máy bay, xưởng đóng tàu
- Sân vận động, nhà thi đấu, bệnh viện, trường học
- Công trình dân dụng: chung cư, nhà ở nhân viên,…
Xem thêm: Quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp chi tiết
2. Ưu điểm của nhà khung thép 2 tầng
Nhà khung thép tiền chế 2 tầng thường được ứng dụng trong các công trình nhà máy, kho xưởng và trở nên rất quen thuộc đối với các chủ doanh nghiệp sản xuất cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng. Tuy nhiên đối với hình thức nhà ở dân dụng bằng thép tiền chế thì không phải chủ đầu tư nào cũng biết đến các ưu điểm nổi trội của nó:
– Nhẹ hơn, tiết kiệm hơn: Nhà tiền chế có trọng lượng nhẹ hơn nhà bê tông cốt thép, giúp giảm tải trọng lên phần móng nhà, từ đó giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu gia cố móng nhà.
– Tính thẩm mỹ cao: Với nhà ở 2 tầng bằng khung thép tiền chế, gia chủ có thể đạt được hiệu quả thẩm mỹ mà mình mong muốn bằng việc linh hoạt kết hợp các vật liệu cũng như trang bị các kết cấu phụ như sàn gỗ, vách kính, tường bê tông, các chi tiết trang trí nội – ngoại thất,… để tạo ra không gian sống vừa vững chắc, vừa xinh đẹp.
– Dễ mở rộng, độ bền cao: Nhờ được lắp ráp từ các thành phần cấu kiện đã được sản xuất với kích thước chính xác, chủ đầu tư không gặp nhiều khó khăn trong việc bảo trì hay mở rộng khung nhà thép tiền chế. Bên cạnh đó, với công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay, nhà thép tiền chế có thể có tuổi thọ hàng chục năm.
– Thời gian thi công ngắn, tiết kiệm chi phí nhân công: Việc lắp dựng được hoàn thành rất nhanh chóng do các cấu kiện thép đã được sản xuất với số lượng và kích thước chính xác theo bản vẽ kỹ thuật, do đó không đòi hỏi thêm các công đoạn như khoan, hàn, cắt,… tại công trường, từ đó cũng giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí nhân công so với các loại hình xây dựng khác.
Xem thêm: Giải Pháp Giúp Tối Ưu Chi Phí Xây Dựng Nhà Khung Thép Từ Pebsteel
3. Báo giá chi phí xây dựng nhà khung thép 2 tầng 2023
Chi phí xây dựng nhà tiền chế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chi tiết hạng mục thi công, địa điểm, điều kiện môi trường,… Ngoài ra, chi phí này còn biến động theo tiến độ xây dựng cũng như loại vật liệu mà khách hàng yêu cầu.
Dưới đây là bảng hạng mục thi công cơ bản trong báo giá chi phí xây dựng nhà khung thép:
STT | Hạng mục thi công | Vật liệu xây dựng cơ bản nhà xưởng thép tiền chế | Sản phẩm Pebsteel cung cấp |
1 | Kết cấu móng | Bê tông cốt thép, lớp cấu tạo nền, lớp sơn nền | Không. |
2 | Hệ khung chính | Bao gồm khung kèo, hệ giằng, giằng cột, giằng mái, giằng xà gồ) và bu lông liên kết móng (bu lông neo). | Kèo không có cột giữa, Kèo có cột giữa, Hệ mái, Kèo một mái, Kèo PebHybrid, Kèo Lean-To, Kèo tổ hợp cong, Kèo nhiều gian |
3 | Hệ tôn lợp | Loại tôn mái, loại tôn vách, vật liệu, xử lý bề mặt (mạ sơn màu hoặc mạ kẽm / hợp kim nhôm-kẽm-magie) | Loại tôn: LokSeam, PebLiner, PebDek, PebSeam128, PebWall, PebRoof Chất liệu tôn: AluPeb, GalvaPeb, Hyper180, PebLeed, Silver180, Alu-Zinc, PebInsul, PebFoam Màu sắc tôn: Alumin, Blue Tooth, Green Tea, Opal Green, PEB Blue, White Crea |
4 | Hệ thống kết cấu phụ | Mái che, lối phụ, hệ thống thông gió, cầu trục,… | Mái che, Mặt dựng trang trí, Cầu trục, Thông gió đỉnh mái, Bản thép vân, Thang, Tấm sàn Grating, Tay vịn cầu thang, Cầu thang, lối đi, Mái lợp, sàn liên hợp Mezzanine… |
5 | Phụ kiện | Bu lông liên kết móng, liên kết cấu kiện, phụ kiện tăng thẩm mỹ và tuổi thọ công trình | Bu lông, vít, diềm mái, diềm góc, lam gió, máng xối, ống xối.. |
Để được báo giá chi phí xây dựng nhà thép tiền chế tối ưu nhất, khách hàng có thể liên hệ Pebsteel để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
4. Một số mẫu nhà thép tiền chế 2 tầng đẹp nhất hiện nay
Với những ưu điểm khi xây dựng nhà thép tiền chế 2 tầng để ở, ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn hình thức xây dựng này. Dưới đây là một số mẫu nhà thép 2 tầng đẹp mắt:
Xem thêm: Tiết Kiệm Chi Phí Xây Dựng Với Nhà Khung Thép
Đơn vị thi công nhà thép chất lượng cũng là yếu tố quan trọng quyết định độ bền đẹp cho ngôi nhà của bạn. Pebsteel Vietnam – công ty với 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà thép tiền chế luôn luôn cung cấp giải pháp thích hợp nhất cho từng khách hàng. Hãy liên hệ Pebsteel để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ trọn gói từ A đến Z với giá cả phải chăng.
Câu hỏi thường gặp về nhà khung thép 2 tầng
Nhà khung thép tiền chế 2 tầng loại nhà được lắp dựng từ các thành phần cấu kiện thép được sản xuất sẵn tại nhà máy với kích thước và số lượng chính xác theo bản vẽ kĩ thuật. Sau đó, các cấu kiện thép tiền chế này được vận chuyển đến công trường và được lắp ráp với nhau để tạo thành một công trình hoàn chỉnh. Nhà 2 tầng từ khung thép tiền chế giúp ngăn chặn tối đa lỗi kỹ thuật nhờ được sản xuất và gia công chính xác từ ban đầu, đồng thời giúp rút ngắn đáng kể thời gian thi công so với nhà bê tông cốt thép hay các hình thức xây dựng khác.
Để tối ưu chi phí xây dựng nhà khung thép 2 tầng, chủ đầu tư cần nắm rõ mục đích xây dựng cũng như các tiêu chí xây dựng để đảm bảo độ chính xác cao nhất của bản vẽ kỹ thuật và lượng vật liệu được sử dụng. Điều này nhằm ngăn chặn mọi chi phí phát sinh trong quá trình thi công, cụ thể là chi phí bổ sung vật liệu cũng như chi phí phát sinh hạng mục sản xuất – gia công.