fbpx

Trang chủ / Tin tức / Tin chuyên ngành / Quy Trình Lắp Dựng Nhà Xưởng Công Nghiệp Chi Tiết 

Quy Trình Lắp Dựng Nhà Xưởng Công Nghiệp Chi Tiết 

Tin chuyên ngành - 29/08/2023

Ngày nay, nhu cầu lắp dựng nhà xưởng công nghiệp đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư vẫn chưa thật sự nắm rõ toàn bộ quá trình để tiện giám sát và quản lý nhà thầu thi công. Cùng Pebsteel tìm hiểu quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp chi tiết trong bài viết sau đây. 

Xem thêm: Giá Xây Dựng, Thi Công Nhà Thép Tiền Chế 2024

1. Chi tiết quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp đúng tiêu chuẩn 

1.1. Thi công bu lông móng 

Bước đầu tiên khi thực hiện lắp dựng nhà xưởng công nghiệp là thi công bu lông móng. Bước này đóng vai trò vô cùng quan trọng, là bước đặt nền tảng cho toàn bộ công trình. Bất kỳ sai sót nào ở công đoạn này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các cấu kiện của công trình như dầm, cột,…  

Bu lông móng phải được hàn chắc vào hệ cốt thép móng. Việc hàn bu lông nên được diễn ra sau khi đã hoàn thành việc lắp đặt hệ cốp pha cốt thép móng, điều này giúp đảm bảo tính ổn định của hệ cốp pha. Đồng thời, cần phải bịt đầu bu lông kỹ càng, phòng trường hợp đầu ren bị hoen gỉ hoặc bám bẩn.

Xem thêm: Liên Kết Bu Lông Trong Kết Cấu Thép 

thi công bu lông móng
Thi công bu lông móng là bước đầu tiên trong quá trình lắp dựng

1.2. Vận chuyển nguyên vật liệu và cấu kiện 

Các nguyên vật liệu cũng như cấu kiện thép sau khi được gia công và kiểm tra chất lượng, kết cấu tại nhà máy sẽ được vận chuyển đến công trường. Sau khi đã tập kết đầy đủ ở vị trí lắp dựng, đội ngũ thi công sẽ bắt đầu thực hiện lắp dựng khung thép nhà xưởng theo như bản vẽ kỹ thuật. 

Xem thêm: Kết Cấu Nhà Xưởng Tiền Chế 

1.3. Thi công lắp đặt cột, kèo, xà gồ 

Ở công đoạn này, do các cấu kiện thép có trọng lượng lớn nên cần phải có sự hỗ trợ của máy móc để nâng và vận chuyển trong khi lắp đặt. Dưới đây là các bước thi công lắp đặt cụ thể: 

  • Lắp đặt gian khóa cứng
  • Lắp dựng dầm kèo 
  • Hoàn thiện giàn khóa 
  • Lắp đặt khung kèo và xà gồ 
  • Lắp dựng kèo đầu hồi 
  • Lắp dựng xà gồ, chống xà gồ 

1.4. Thi công lắp đặt tấm sàn, tường bê tông đúc sẵn 

Thực hiện việc lắp đặt sàn và tường che bằng bê tông trước cho nhà xưởng cần tuân theo bản thiết kế kỹ thuật được đề ra. Dựa theo các vị trí bu lông móng đã được cố định sẵn, tiến hành cẩu và lắp đặt các tấm bê tông vào một cách chính xác. Sau khi đảm bảo sự khớp nối với hệ xà gồ/ giằng đỉnh tường ở trên thông qua liên kết bu lông, công nhân sẽ siết chặt bu lông ở trên và dưới để giữ vị trí cố định. 

1.5. Lợp mái tôn cho nhà xưởng 

Thực hiện việc đặt từng tấm tôn lên ống trượt và gắn chặt bằng móc sắt. Sau đó, kéo ống trượt để đưa tấm tôn lên mái nhà xưởng. Các công nhân xây dựng sẽ gắn những tấm tôn đó vào vị trí trên xà gồ mái. Tiếp tục thực hiện bước này cho đến khi hoàn thành phần mái. 

1.6. Thi công hạ tầng và lắp đặt hệ thống kỹ thuật của nhà xưởng 

Cơ sở hạ tầng nhà xưởng bao gồm yếu tố như mạng lưới giao thông, hệ thống ống thoát nước, thông gió, máng xối, vật liệu vách tôn,… Hệ thống kỹ thuật bao hàm phòng cháy, truyền thông, điện, nước,… Thêm vào đó, còn khả năng xây dựng các tiện ích hạ tầng bổ sung như trần thạch cao, khu vườn cỏ,… để nâng cao mặt thẩm mỹ của công trình. 

1.7. Nghiệm thu và thực hiện bàn giao công trình 

Khi các bước trên đã được hoàn tất, nhà thầu cần kiểm tra chất lượng của cột, kèo, bu lông và điểm nối tôn mái cũng như các lỗ trống ở cửa thông gió, sau đó dọn dẹp vệ sinh toàn bộ xưởng. Nếu tất cả đạt yêu cầu, nhà thầu sẽ tiến hành nghiệm thu và bàn giao nhà xưởng lại cho khách hàng. 

1.8. Bảo hành nhà xưởng công nghiệp 

Sau khi bàn giao nhà xưởng, nếu trong quá trình vận hành xảy ra vấn đề thì đơn vị thi công sẽ thực hiện bảo hành nhà xưởng. Mỗi đơn vị sẽ có chính sách bảo hành khác nhau. 

Có 8 công đoạn chính trong quy trình thi công nhà xưởng công nghiệp
Có 8 công đoạn chính trong quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp 

2. Một số lưu ý trong quá trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp 

  • Phần quan trọng nhất khi xây dựng nhà xưởng là kết cấu của nền móng, vì vậy đơn vị thi công cần tập trung đặc biệt vào khâu này. 
  • Tính toán chiều dài cột, kèo thép cẩn thận, vừa phải, phòng trường hợp bố trí thừa hoặc thiếu thép. 
  • Để đảm bảo sự ổn định của kết cấu khung, việc lắp đặt giằng cho nhà xưởng cần thực hiện một cách chắc chắn. Trong quá trình thi công, cần tập trung vào việc lắp đặt các giằng cứng từ đầu, sau đó tiếp tục lắp đặt các yếu tố khác như cột, kèo, xà gồ, và giằng mái. 
  • Nhà thầu cần lựa chọn kích thước (chiều cao, độ dày) và công năng của tấm bê tông đúc sẵn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. 
  • Việc đặt tấm mái tôn phải tuân theo tiêu chuẩn, đảm bảo các kết nối của chúng thẳng hàng, tạo góc vuông với xà gồ để đảm bảo chất lượng và mức độ thẩm mỹ của công trình. 
  • Luôn đảm bảo sự an toàn cho công nhân trong quá trình thi công, cần cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ và tránh xây dựng khi thời tiết không thuận lợi. 

3. Kết luận 

Trên đây là quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp chi tiết mà quý khách hàng có thể tham khảo. Bên cạnh đó, trong quá trình thi công, có một số lưu ý mà chủ đầu tư cũng như nhà thầu cần nhớ để đảm bảo sự an toàn cũng như chất lượng của nhà xưởng khi đưa vào sử dụng. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email Marketing@pebsteel.com.vn hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay.  

LIÊN HỆ ĐÓNG
logo-switcher

Chọn khu vực & ngôn ngữ

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và
dự án của Pebsteel.

Đến website
logo

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và dự án của Pebsteel.

Pebsteel toàn cầu