fbpx

Trang chủ / Tin tức / Kết Cấu Thép / Quy Định & Tiêu Chuẩn Sơn Chống Cháy Kết Cấu Thép

Quy Định & Tiêu Chuẩn Sơn Chống Cháy Kết Cấu Thép

Kết Cấu Thép - 19/12/2023

Sơn chống cháy ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhờ vào khả năng bảo vệ kết cấu thép, giảm thiệt hại về tài sản. Tuy nhiên, quy trình thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép cần tuân theo nhiều yêu cầu nghiêm ngặt để đảm bảo hiệu suất sử dụng cho công trình. Hãy cùng Pebsteel tìm hiểu về quy định và tiêu chuẩn sơn chống cháy kết cấu thép ngay trong bài viết sau đây

Xem thêm: Lắp Dựng Kết Cấu Thép, Nhà Thép Tiền Chế

1. Quy định về sơn chống cháy kết cấu thép

Phụ lục V của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, được ban hành vào ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ, quy định về kiểm định vật liệu, chất chịu lửa để phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, theo Mục 5 của Phụ lục VII trong Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, được ban hành vào ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ, chỉ quy định về việc kiểm tra mẫu kết cấu và mẫu kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu phòng cháy và chữa cháy. 

Theo đó, dựa trên quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, không cần thực hiện kiểm định về giới hạn chịu lửa của sơn, vữa chống cháy hoặc vật liệu sử dụng trong việc sản xuất các loại cửa, vách ngăn cháy. Thay vào đó, kiểm định tập trung vào giới hạn chịu lửa của các cấu kiện như cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, kính ngăn cháy cũng như các kết cấu như dầm, cột, sàn, tường, khi chúng được bảo vệ bằng chất và vật liệu chống cháy như sơn chống cháy, vữa chống cháy hoặc các vật liệu chống cháy khác.

Việc áp dụng phương pháp sơn chống cháy kết cấu thép nhằm mục đích nâng bậc chống chịu lửa cho công trình kết cấu thép. Mỗi loại tiết diện, hình dạng, kích thước và vị trí bố trí kết cấu thép khác nhau được bảo vệ bởi sơn chống cháy đều cần phải trải qua thử nghiệm giới hạn chịu lửa để nhận được kết quả cụ thể tương ứng.

Sau đây là những tiêu chuẩn thử nghiệm các loại kết cấu, cấu kiện chống cháy:

  • Cửa ngăn cháy: Tuân theo TCVN 9389-2012;
  • Kính ngăn cháy: Tuân theo chuẩn ISO 3009:2003;
  • Bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải, bao gồm màn, rèm và vách ngăn cháy: Tuân theo tiêu chuẩn TCVN 9311-1:2012 và TCVN 9311-8:2012.
  • Ống gió: Tuân theo chuẩn ISO 6944-1:2008;
  • Van ngăn cháy: Tuân theo chuẩn ISO 10294-2:1996;
  • Kết cấu bọc bảo vệ bởi chất và vật liệu chống cháy: Kết hợp các tiêu chuẩn ISO 834-10, BS EN 13381 và ISO 834-11.

Xem thêm: Quy Trình Sản Xuất Gia Công Kết Cấu Thép

Việc áp dụng phương pháp sơn chống cháy kết cấu thép nhằm mục đích nâng bậc chống chịu lửa cho công trình kết cấu thép
Việc áp dụng phương pháp sơn chống cháy kết cấu thép nhằm mục đích nâng bậc chống chịu lửa cho công trình kết cấu thép

2. Quy trình sơn chống cháy kết cấu thép theo tiêu chuẩn

Quy trình sơn chống cháy cho kết cấu theo theo tiêu chuẩn gồm có 5 bước: làm sạch bề mặt kim loại, phun lớp sơn chống rỉ phù hợp, phủ lớp sơn chống cháy, sơn phủ màu và nghiệm thu công trình.

Xem thêm: Quy Trình Lắp Dựng Nhà Xưởng Công Nghiệp Chi Tiết

2.1. Bước 1: Làm sạch bề mặt kim loại

Mục đích của bước này là để giúp cho lớp sơn chống cháy bám chắc hơn và nâng cao tính thẩm mỹ sao khi hoàn thành. Bề mặt kim loại cần được làm sạch theo chuẩn SA 2.0 trở lên, tức là loại bỏ bụi, dầu mỡ, màng sơn cũ cùng các chất bẩn khác bằng cách phun cát kỹ, sau đó làm sạch lại với không khí kho nén hoặc có thể sử dụng bàn chải. 

2.2. Bước 2: Phun lớp sơn chống rỉ thích hợp

Sơn lót đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự rỉ sét trên thép và tạo ra độ bám cho lớp sơn chống cháy. Trong quá trình sơn, thợ sơn cần đảm bảo rằng sơn được phân bổ đều trên bề mặt vật liệu với độ dày khoảng từ 50 µm đến 80 µm và thời gian khô không vượt quá 30 phút. Sau khi sơn lót xong cần tiến hành kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định của TCVN 8789:2011 về độ bám dính, trước khi chuyển sang bước sơn phủ kế tiếp.

2.3. Bước 3: Phủ lớp sơn chống cháy

Hoàn thiện quá trình phủ lớp sơn chống cháy là bước quan trọng nhất, đây là lớp sơn chính có chức năng chủ yếu là chống lửa và bảo vệ bề mặt thép. Thời gian chống cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được phun lên, vì vậy cần sử dụng dụng cụ đo độ dày sơn để kiểm tra sau khi đã hoàn tất. Đối với quá trình phun sơn, việc sử dụng thêm béc phun sẽ giúp đảm bảo bề mặt sơn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, thợ sơn cần đảm bảo rằng màng sơn đã khô và đạt độ dày tiêu chuẩn kiểm định sau khi hoàn thiện lớp sơn chống cháy.

2.4. Bước 4: Sơn phủ màu sắc

Đây là lớp sơn giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho màng sơn, do lớp sơn chống cháy chỉ có công dụng bảo vệ kết cấu thép chứ không được dùng làm lớp sơn trang trí khi thi công. Lớp sơn phủ thường có độ dày nằm trong khoảng từ 40µm đến 50µm.

2.5. Bước 5: Nghiệm thu công trình

Quá trình nghiệm thu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011 bao gồm ba bước kiểm định chất lượng trong thi công sơn chống cháy:

  • Kiểm tra thời gian khô của lớp sơn, tuân theo quy định của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra độ dày và độ bám dính của cả lớp chống rỉ và toàn bộ các lớp sơn.
  • Kiểm tra độ phủ của sơn trên các góc cạnh đầu bulong, khe tiếp giáp nhiều lớp thép và các khuyết tật khác nhằm hướng dẫn người thi công tuân thủ đúng công nghệ theo quy định của nhà sản xuất.
Quy trình sơn chống cháy cho kết cấu theo theo tiêu chuẩn gồm có 5 bước
Quy trình sơn chống cháy cho kết cấu theo theo tiêu chuẩn gồm có 5 bước

3. Kết luận

Vừa rồi là thông tin về quy định và tiêu chuẩn sơn chống cháy kết cấu thép giúp đảm bảo chất lượng và củng cố khả năng chịu lửa cho công trình. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay.

logo-switcher

Chọn khu vực & ngôn ngữ

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và
dự án của Pebsteel.

Đến website
logo

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và dự án của Pebsteel.

Pebsteel toàn cầu