fbpx

Trang chủ / Tin tức / Kết Cấu Thép / Tìm Hiểu Về Kết Cấu Thép Sàn 2 Lớp

Tìm Hiểu Về Kết Cấu Thép Sàn 2 Lớp

Kết Cấu Thép - 20/12/2023

Trong mọi dự án xây dựng, sàn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bởi đây là bộ phận truyền tải và chịu lực then chốt. Thép sàn 2 lớp được nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn bởi nhiều ưu điểm vượt bậc, giúp nâng cao chất lượng công trình. Hãy cùng Pebsteel tìm hiểu các thông tin về kết cấu thép sàn 2 lớp ngay trong bài viết sau đây.

Xem thêm: Kết Cấu Thép Sàn 1 Lớp Và Cách Bố Trí Chuẩn Nhất

1. Kết cấu thép sàn 2 lớp là gì?

Kết cấu thép sàn 2 lớp là kết cấu được thiết kế để chịu lực tải trọng trực tiếp, kết hợp với cột và dầm để làm phần đỡ cho thép sàn. Dầm có vai trò chịu trọng tải và truyền nó đến cột, còn cột có nhiệm vụ tiếp nhận trọng tải và truyền nó xuống phần móng của công trình.

Hệ thống này được thiết kế để chịu lực tải trọng trực tiếp và đồng thời tối ưu hóa sự tương tác giữa dầm và cột, tạo ra một kết cấu vững chắc và an toàn cho công trình xây dựng. Thiết kế 2 lớp giúp phân phối trọng lực một cách hiệu quả, đồng thời cung cấp sự linh hoạt trong việc xây dựng các loại công trình khác nhau.

Xem thêm: Quy Trình Sản Xuất Gia Công Kết Cấu Thép

Kết cấu thép sàn 2 lớp là kết cấu được thiết kế để chịu lực tải trọng trực tiếp, kết hợp với cột và dầm để làm phần đỡ cho thép sàn
Kết cấu thép sàn 2 lớp là kết cấu được thiết kế để chịu lực tải trọng trực tiếp, kết hợp với cột và dầm để làm phần đỡ cho thép sàn

2. Cấu tạo thép sàn 2 lớp

Thép sàn 2 lớp bao gồm lớp thép trên chịu momen âm và lớp thép dưới chịu momen dương.

2.1. Lớp thép trên

Lớp thép ở phía trên bao gồm thép mũ sàn chịu lực momen âm, được cắt tại 1/4 chiều dài của cạnh ngắn. Lớp thép có cấu trúc vuông góc và đặt ở phía dưới thép mũ. Tuy nhiên, cách bố trí như vậy thường chỉ phù hợp cho các dự án có quy mô nhỏ. Ngoài ra, quá trình cắt thép không chỉ phức tạp mà còn tạo ra trở ngại trong quá trình thi công.

Xem thêm: Hệ Giằng Trong Kết Cấu Thép Là Gì?

2.2. Lớp thép dưới

Lớp thép dưới là lớp thép chịu lực, chịu mô-men âm. Thép chịu áp lực sẽ được bố trí dọc theo cạnh ngắn và thép phân bố sẽ được đặt vuông góc với thép chịu lực dọc theo cạnh dài.

Sau khi đã hoàn tất việc buộc chặt thép ở lớp dưới, thợ thi công tiến hành đặt con kê và tạo lớp bê tông cho sàn. Hai lớp thép sàn sẽ được phân tách bằng cách sử dụng chân chó nhằm đảm bảo độ cao làm việc của sàn.

Xem thêm: Ưu Điểm Của Kết Cấu Thép

3. Cách bố trí thép sàn 2 lớp

Hiện nay có 2 cách bố trí thép sàn như sau:

  • Bố trí thép sàn 1 phương: Phương pháp này tập trung cho sàn chịu uốn theo một hướng cụ thể hoặc trong một số trường hợp đặc biệt có thể uốn theo hai hướng, nhưng độ uốn theo một phương sẽ rất nhỏ so với phương còn lại. Trong cách bố trí này, chủ đầu tư có thể cân nhắc kê tường hoặc đổ liền khối cùng với dầm. Ngoài ra, liên kết với dầm thường nhỏ hơn hoặc bằng hai cạnh đối diện.
  • Bố trí thép sàn 2 phương: Theo cách này, sàn sẽ uốn theo cả hai phương với độ uốn gần như nhau. Đây còn được gọi là bố trí thép sàn 2 lớp so le, trong đó liên kết với dầm thường lớn hơn hoặc bằng hai cạnh liền kề.

Dưới đây là các bước bố trí kết cấu thép sàn 2 lớp chi tiết:

  • Bước 1: Đầu tiên, quy trình bố trí thép bắt đầu bằng việc bô thép ở phía dưới, đặc biệt là bô theo chiều cạnh ngắn. Sau đó là bô thép lớp dưới theo chiều dài của công trình. Độ dài của các thanh thép neo được tính từ mép của dầm và được móc xuống các thanh thép khác. Trước khi đặt dải thép, việc đánh dấu trên các thanh thép chủ dầm bằng dấu mực hoặc bút xóa sẽ giúp dễ dàng xác định vị trí.
  • Bước 2: Tiếp tục quá trình bô thép gối (thép chịu momen âm). Chiều dài của thanh thép gối bắt đầu tính từ mép dầm và phải đảm bảo đủ kích thước quy định.
  • Bước 3: Sau khi đã hoàn thành việc bô thép gối, bước tiếp theo là sử dụng thép cấu tạo để cố định khung. Thường các thanh thép có đường kính Ø8 với cấp độ chất lượng A200 hoặc A300 sẽ được sử dụng.
  • Bước 4: Để tạo lớp bảo vệ cho bê tông sàn, các cục kê sẽ được sử dụng, có thể là đá hoa cương hoặc đá 1 2, với độ dày từ 2,5cm đến 3cm.

Xem thêm: Hàn Kết Cấu Là Gì? Các Phương Pháp Hàn Kết Cấu Thép

Hiện có hai cách bố trí thép sàn phổ biến: bố trí thép sàn 1 phương và bố trí thép sàn 2 phương
Hiện có hai cách bố trí thép sàn phổ biến: bố trí thép sàn 1 phương và bố trí thép sàn 2 phương

4. Nên lựa chọn bố trí thép sàn 1 lớp hay 2 lớp?

Thông thường, tùy vào tải trọng công trình và nền đất xây dựng mà các chủ đầu tư sẽ chọn cấu tạo thép sàn là 1 lớp hay 2 lớp. Ví dụ, trong trường hợp xây dựng một công trình nhà cấp 4 đơn giản, việc chọn cấu trúc thép sàn 1 lớp vẫn là một lựa chọn khả dụng.

Tuy nhiên, đối với các công trình có quy mô lớn, có tải trọng cao hơn, thì việc bố trí thép sàn 2 lớp là rất cần thiết. Sàn thép 2 lớp mang lại nhiều ưu điểm như khả năng chịu lực lớn với độ tin cậy cao, trọng lượng nhẹ và khả năng vượt nhịp lớn. Cấu trúc thép sàn còn có tính cơ động cao trong quá trình vận chuyển và lắp đặt, làm cho nó trở thành sự lựa chọn phù hợp cho các dự án có sự công nghiệp hóa cao với yêu cầu về thời gian thi công nhanh chóng.

5. Kết luận

Trên đây là các thông tin về kết cấu thép sàn 2 lớp như cấu tạo, cách bố trí cùng với gợi ý về việc nên chọn kết cấu 1 lớp hay 2 lớp. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay.

*** Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung về ngành nhà thép tiền chế và kết cấu thép. Để biết thêm chi tiết hoặc cần làm rõ tùy vào nhu cầu, vui lòng liên hệ trực tiếp với Pebsteel.

logo-switcher

Chọn khu vực & ngôn ngữ

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và
dự án của Pebsteel.

Đến website
logo

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và dự án của Pebsteel.

Pebsteel toàn cầu