fbpx

Trang chủ / Tin tức / Xây Dựng Kho - Xưởng / Xây Dựng Nhà Xưởng Thép Tiền Chế 2024 

Xây Dựng Nhà Xưởng Thép Tiền Chế 2024 

Xây Dựng Kho - Xưởng - 29/08/2023

Với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí thi công, nhà xưởng thép tiền chế dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều chủ doanh nghiệp. Cùng Pebsteel tìm hiểu về kết cấu, quy trình xây dựng và nhiều thông tin hữu ích liên quan đến xây dựng, xây dựng nhà xưởng thép tiền chế trong bài viết sau đây. 

Xem thêm: Quy Trình Thiết Kế Và Các Loại Nhà Xưởng Công Nghiệp Thép Tiền Chế Phổ Biến 

1. Khái niệm nhà xưởng thép tiền chế 

Nhà xưởng thép tiền chế hay nhà xưởng khung thép tiền chế là loại công trình công nghiệp được sản xuất sẵn tại các nhà máy trước khi vận chuyển và lắp đặt tại hiện trường theo bản vẽ kỹ thuật. Nhà xưởng thép tiền chế được tạo nên từ hệ thống khung (khung kèo, cột, dầm) làm từ thép, chủ yếu là thép hình hoặc là thép tổ hợp. Công đoạn sản xuất, gia công kết cấu thép của nhà xưởng sẽ diễn ra tại nhà máy dựa trên bản thiết kế có sẵn. Nhờ quy trình sản xuất tối ưu nên quá trình lắp dựng tại nơi thi công sẽ đỡ mất thời gian hơn rất nhiều. 

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Nhà Xưởng Tiền Chế Chuyên Dụng & Chất Lượng 2023 

2. Các thông số cơ bản của nhà xưởng thép tiền chế 

Những thông số cơ bản này đóng vai trò quan trọng trong việc định rõ cách thiết kế, các yêu cầu kỹ thuật và chi phí khi xây nhà xưởng thép tiền chế trong các hợp đồng hợp tác giữa chủ đầu tư và công ty thực hiện thi công nhà xưởng. Dưới đây là những thông số cơ bản của nhà xưởng thép tiền chế: 

  • Chiều rộng nhà xưởng (khẩu độ): Là khoảng cách ngang giữa hai bức tường bên của nhà xưởng hoặc không gian giữa hai hàng cột chính.  
  • Chiều dài nhà xưởng: Là khoảng cách từ mặt tiền của nhà xưởng đến phía sau của nó. 
  • Chiều cao nhà xưởng: Chiều cao nhà xưởng là khoảng cách từ chân cột đến diềm mái (là giao điểm giữa tôn mái và tôn tường). 
  • Độ dốc mái: Là góc nghiêng của mặt mái so với mặt phẳng ngang. Độ dốc mái liên quan trực tiếp đến khả năng thoát mưa. Đa phần độ dốc mái sẽ được lấy i = 15%. 
  • Bước cột: Là khoảng cách giữa hai cột trong nhà xưởng. Bước cột có thể thay đổi tùy thuộc vào thiết kế và yêu cầu của công trình. 
  • Tải trọng: tải trọng cần được tính toán và xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế nhà xưởng thép tiền chế để đảm bảo rằng cấu trúc có thể đáp ứng được các yêu cầu về an toàn và hiệu suất. 

Xem thêm: Mẫu Nhà Xưởng Công Nghiệp Thép Tiền Chế Chất Lượng

Các thông số cơ bản đóng vai trò quan trọng khi xây nhà xưởng thép tiền chế
Các thông số cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc định rõ cách thiết kế, các yêu cầu kỹ thuật và chi phí khi xây nhà xưởng thép tiền chế 

3. Kết cấu của nhà xưởng thép tiền chế 

3.1. Kết cấu móng – nền nhà 

Kết cấu móng – nền nhà là bộ phận cơ bản của cấu trúc nhà xưởng thép tiền chế, đảm nhận vai trò chịu tải trọng của toàn bộ nhà xưởng và truyền tải chúng xuống mặt đất. Hệ móng bê tông cốt thép vẫn được sử dụng khi thi công nhà xưởng nhờ có ưu điểm vô cùng chắc chắn. Có nhiều dạng khác nhau của móng, bao gồm móng đơn, móng băng, móng bè và móng cọc, tùy thuộc vào đặc điểm địa chất và tải trọng mà công trình phải chịu. 

Bên dưới nền nhà xưởng là lớp nền cùng với cát được đằm chặt, sau đó đổ lên trên một lớp bê tông. Độ dày của lớp bê tông trên nền phụ thuộc vào tải trọng của các máy móc và xe cộ di chuyển trong nhà xưởng. Thường thì mặt nền được mài bóng hoặc sơn lớp epoxy để đảm bảo mặt bề mặt được giữ trong trạng thái sạch sẽ và bóng bẩy trong quá trình sử dụng. 

Xem thêm: Kết Cấu Nhà Xưởng Tiền Chế

3.2. Hệ khung thép chính 

Khung kết cấu chính của nhà xưởng bao gồm các kết cấu như cột, dầm, vì kèo thép,… Nhìn chung, cấu trúc nhà xưởng thép tiền chế được tạo thành từ những phần tử có khả năng chịu được tải trọng lớn từ các dự án xây dựng khác nhau. Thông thường, để xây dựng một cấu trúc nhà xưởng bằng thép hoàn chỉnh, cần có ba phần chính: khung chính, khung ngang và khung phụ. 

3.3. Mái Canopy và cửa trời 

Thường thì cửa trời sẽ được đặt ở trên đỉnh của nhà xưởng, có tác dụng hỗ trợ thông gió, giúp cho không gian bên trong nhà xưởng thoáng đãng trong quá trình hoạt động và sản xuất. Canopy là một dạng mái sảnh được sử dụng để bảo vệ nhà xưởng dưới tác động từ môi trường tại các vị trí cửa đi hoặc cửa sổ của nhà xưởng. 

3.4. Xà gồ và hệ giằng 

Xà gồ thép được phủ lớp mạ kẽm thường có hình dạng như chữ C, Z… Khoảng cách giữa các xà gồ thường nằm trong khoảng từ 1m đến 1,5m và được kết nối với khung chính để chịu tải hệ mái tôn phía trên. Mặc dù trọng lượng của hệ giằng mái và cột không quá lớn nhưng chúng vẫn là một phần cần thiết trong kết cấu của nhà xưởng. Hệ giằng đóng vai trò tăng sự ổn định cho hệ khung chính trong quá trình xây dựng cũng như khi đưa vào sử dụng. Có rất nhiều trường hợp chủ quan với hệ giằng dẫn đến kết cấu nhà xưởng bị biến dạng. 

3.5. Tôn bao che, tôn mái và vật liệu cách nhiệt 

Cách đơn giản nhất là sử dụng loại tấm tôn một lớp được phủ mạ màu, giúp tăng tính thẩm mỹ và đề phòng hiện tượng ăn mòn do tác động của môi trường. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nắng nóng và độ ẩm cao như tại Việt Nam, việc lắp thêm một lớp cách nhiệt là vô cùng cần thiết, có thể là lớp túi khí hoặc bông thủy tinh để giảm nhiệt độ bên trong cũng như giảm tiếng ồn cho nhà xưởng. 

Xem thêm: 6 Loại Mái Tôn Nhà Xưởng Phổ Biến Nhất 2023 

4. Quy trình xây dựng nhà xưởng khung thép tiền chế 

Quy trình triển khai xây dựng nhà xưởng bằng thép tiền chế đóng vai trò rất quan trọng và không hề đơn giản. Để có nền móng vững chắc, đơn vị thi công cần chuẩn bị cẩn thận ngay từ giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, hiểu rõ về dự án là cần thiết để đảm bảo quá trình thi công thuận lợi. Quy trình xây dựng chuẩn và chuyên nghiệp của nhà xưởng thép tiền chế thường đi qua ba giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1: Thiết kế chi tiết
  • Giai đoạn 2: Gia công các cấu kiện thép 
  • Giai đoạn 3: Tiến hành thi công lắp dựng tại công trường 
Quy trình xây dựng nhà xưởng khung thép tiền chế trải qua 3 giai đoạn
Quy trình xây dựng nhà xưởng khung thép tiền chế trải qua 3 giai đoạn: Thiết kế chi tiết – Gia công cấu kiện thép – Lắp dựng tại công trường

5. Đơn giá xây dựng nhà xưởng thép tiền chế 

Đơn giá thi công nhà xưởng thép tiền chế không cố định, nó còn biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện môi trường, địa điểm, hạng mục thi công,… Đồng thời, đơn giá cũng sẽ thay đổi phụ thuộc vào tiến độ thi công và yêu cầu cụ thể của khách hàng về vật liệu xây dựng và thiết kế kết cấu nhà xưởng. 

6. Kết luận 

Trên đây là các thông tin về khái niệm, các thông số cơ bản, kết cấu, quy trình cũng như các thông tin khác về xây dựng nhà xưởng thép tiền chế. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay. 

LIÊN HỆ ĐÓNG
logo-switcher

Chọn khu vực & ngôn ngữ

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và
dự án của Pebsteel.

Đến website
logo

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và dự án của Pebsteel.

Pebsteel toàn cầu