fbpx

Trang chủ / Tin tức / Tin chuyên ngành / Quy Trình Xây Dựng Nhà Máy Đạt Chuẩn

Quy Trình Xây Dựng Nhà Máy Đạt Chuẩn

Tin chuyên ngành - 07/07/2022

Nhà máy công nghiệp là địa điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình xây dựng máy cần đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn nhất định. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng của công trình nhà máy. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động theo dõi, đặt ra những yêu cầu cần thiết trong quá trình thảo luận, đàm phán với bên chủ thầu xây dựng. Vậy quy trình xây dựng nhà máy như thế nào là đạt chuẩn? Cùng Pebsteel tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

Quy trình xây dựng nhà máy, kho xưởng cần đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn.
Quy trình xây dựng nhà máy, kho xưởng cần đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn.
(Nguồn: Pebsteel)

1. Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy công nghiệp là gì?

Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy công nghiệp không đơn thuần chỉ là những quy chuẩn được ghi nhận từ kinh nghiệm, nhận định bởi các chuyên gia trong quá trình thi công. Các tiêu chuẩn này còn được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật tại quy chuẩn xây dựng VN tập 1 do Bộ Xây Dựng ban hành (kèm quyết định số 682/BXD-CSXD) và Quy chuẩn xây dựng VN tập 2,3 do Bộ Xây Dựng ban hành (kèm quyết định số 439/QĐ-BXD).

Trong đó, những tiêu chuẩn xây dựng nhà máy công nghiệp cơ bản, cần đáp ứng các điều sau: Địa điểm xây dựng, quy mô toàn bộ công trình, tổng diện tích mặt bằng của sản phẩm, các mối liên kết giữa các hạng mục bên trong của toàn bộ sản phẩm, cùng với phương án thiết kế và thi công công trình đó.

2. Các tiêu chuẩn cần phải có khi xây nhà máy tiền chế công nghiệp

Chất lượng của nhà máy công nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và năng suất sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài lưu trữ nguyên vật liệu, hàng hóa, máy móc, đây còn là nơi làm việc trực tiếp của người lao động. Vậy nên yêu cầu về an toàn, chất lượng luôn luôn phải được đề cao.

Bên cạnh các tiêu chí cơ bản đã nêu ở trên thì tiêu chuẩn xây dựng nhà máy công nghiệp tiền chế còn được hiện ở nhiều mặt khác như:

Đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế, đồng thời các sản phẩm, vật tư do nhà thầu cung cấp phải đảm bảo được chất lượng khi thi công và bàn giao lại cho chủ đầu tư. Trong đó, tiêu chuẩn thiết kế có vai trò rất quan trọng. Nếu bản vẽ thiết kế vẫn áp dụng công nghệ cũ sẽ không thể đáp ứng được các yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra. Do đó, việc cập nhật tất cả các xu hướng thiết kế mới, hiện đại là việc làm cần thiết để làm hài lòng và thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.

Xây dựng nhà máy phải đạt chuẩn ở cả công trình chính và các công trình phụ.
Xây dựng nhà máy phải đạt chuẩn ở cả công trình chính và các công trình phụ.
(Nguồn: Pebsteel)

Lưu ý, ngoài xây dựng nhà máy sản xuất chính, nhà công nghiệp còn phải đi kèm với các công trình phụ như nhà kho, nhà vệ sinh, khu nghỉ ngơi sinh hoạt chung… Các công trình này cũng cần đảm bảo chất lượng tốt và có sự liên kết hài hòa với khu vực sản xuất.

3. Tiêu chuẩn về lắp đặt

  • Lắp đặt thiết bị điện, nội thất, đèn chiếu sáng … bên trong công trình phải đảm bảo đúng kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Việc bố trí, thi công phải đảm bảo an toàn, đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ.
  • Hệ thống xử lý rác, chất thải, hệ thống cấp thoát nước phải được kiểm soát, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nước thải, rác… cần được xử lý để không làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và người dân xung quanh.
  • Hệ thống thông gió, điều hòa không khí, hệ thống an ninh, phòng cháy chữa cháy… cũng là những vấn đề cần được quan tâm. Quy trình lắp và thiết kế phải đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng tốt nhất.
  • Tiêu chuẩn về kết cấu, bố trí các vật dụng, thiết bị bên trong công trình cũng cần được đảm bảo. Thiết kế thuận tiện, phù hợp với tổng thể cấu trúc nhà xưởng, đồng thời phải an toàn trong quá trình sử dụng.

Tùy vào quy mô và mục đích sử dụng của từng công trình mà tiêu chuẩn đặt ra cho quá trình xây dựng nhà máy sẽ khác nhau. Vậy nên doanh nghiệp cần tính toán, tìm hiểu kỹ từng hạng mục, đồng thời nên tham khảo ý kiến tư vấn của đơn vị thi công có uy tín.

4 Những lưu ý quan trọng khi thi công nhà máy

4.1. Phần móng của nhà máy

Móng là nền tảng cốt yếu, quan trọng nhất trong xây dựng công trình nói chung và xây dựng nhà máy nói riêng. Đối với nhà máy công nghiệp với quy mô sản xuất lớn, việc đảm bảo phần móng vững chắc càng là vấn đề phải đặc biệt quan tâm. Theo đó thông tin về thông số kỹ thuật, bản thiết kế phần móng phải được thể một cách đầy đủ và chi tiết. Vật liệu, phụ kiện dùng để xây dựng phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu thiết kế và thi công công trình.

Về vị trí xây móng, tùy địa hình và khu vực nền nhà công nghiệp mà cách xử lý sẽ khác nhau. Đối với nền đất cứng, các chủ thầu có thể tiến hành đào và xây dựng móng bình thường. Tuy nhiên, với các nền đất yếu, đất bùn chủ thầu cần phải gia cố thêm các loại cọc trụ, cọc ép, cọc khoan nhồi, đóng cừ tràm vào phần móng. Khi nền đất đã kiên cố, móng nhà mới vững chắc và hạn chế sụt lún, hư hại.

4.2. Phần nền nhà máy

Nền nhà máy là vị trí trực tiếp chịu toàn bộ tải trọng của nhà công nghiệp. Do đó, Vậy nên khi xây dựng nhà máy, chủ đầu tư cũng cần đặc biệt lưu ý. Tùy vào đặc thù sản xuất mà số lượng máy móc, thiết bị, nhân công… trong các nhà xưởng sẽ khác nhau. Doanh nghiệp và đơn vị thi công nên trao đổi và tính toán điều chỉnh độ dày nền phù hợp. Trung bình độ dày bê tông sẽ ở các mức 10, 20, 30 và 50 cm.

Ngoài ra, để củng cố độ thêm độ bền, đơn vị thi công có thể áp dụng thêm bước xoa nền và sơn lớp epoxy sau khi phần bê tông đã hoàn thành. Cách thức này không chỉ giúp nền nhà thêm vững chắc mà còn có khả năng chống bụi, chống thấm, giúp việc dọn dẹp vệ sinh trở nên dễ dàng.

4.3 Kết cấu của nhà máy tiền chế

Việc lên kế hoạch chi tiết trước khi xây dựng nhà máy công nghiệp là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp và đơn vị thi công vẫn cần thường xuyên trao đổi để đảm bảo thiết kế phù hợp và có tính khả thi. Trong đó số lượng cột kèo, xà gồ, dầm, hệ thống bao che và chi tiết thẩm mỹ… cần được thống nhất, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tránh thiếu hoặc thừa gây lãng phí.

5. Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, chất lượng – Pebsteel

Pebsteel là doanh nghiệp toàn cầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp về Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép. Hoạt động từ năm 1994, đến nay đơn vị đã có mặt tại 6 quốc gia, trong đó có Việt Nam, với hàng nghìn công trình xây dựng chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi lĩnh vực.

Pebsteel có kinh nghiệm dày dặn trong thiết kế, xây dựng nhà thép tiền chế
Pebsteel có kinh nghiệm dày dặn trong thiết kế, xây dựng nhà thép tiền chế

Đội ngũ nhân sự hùng mạnh với hơn 1400 kỹ sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, đơn vị còn liên tục cập nhật, cải thiện các hệ thống quản lý, công nghệ, quy trình… mới nhất để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm, Pebsteel cam kết đem đến dịch vụ toàn diện và chuyên nghiệp và tối ưu nhất đến mọi dự án. Vì thế khách hàng có thể an tâm, tin tưởng lựa chọn Pebsteel là đơn vị thi công của mình.

Trên đây là những thông tin liên quan đến quy trình xây dựng nhà máy đạt chuẩn. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp và thiết kế thi công nhà khung thép dân dụng, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến email: marketing@pebsteel.com.vn hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn cụ thể.

LIÊN HỆ ĐÓNG
logo-switcher

Chọn khu vực & ngôn ngữ

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và
dự án của Pebsteel.

Đến website
logo

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và dự án của Pebsteel.

Pebsteel toàn cầu