Xu hướng xây dựng nhà xưởng bê tông cốt thép hiện nay đang dần được thay thế bởi giải pháp sử dụng khung thép. Vậy cách thiết kế xây dựng nhà xưởng bằng thép tiền chế có ưu điểm gì? Quy trình thi công như thế nào? Cùng Pebsteel tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
1. Quy trình thiết kế, thi công nhà xưởng kết cấu thép
Pebsteel là đơn vị thi công, thiết kế nhà xưởng, nhà dân dụng từ cấu kiện thép tiền chế uy tín, đã thực hiện hơn 6000 công trình ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Philippines, Thái Lan… Với kinh nghiệm chuyên môn dày dặn cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, Pebsteel tự hào sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu của quý khách hàng.
Quy trình thi công, thiết kế nhà xưởng công nghiệp của Pebsteel đảm bảo minh bạch, chất lượng công trình và tối ưu theo ngân sách của từng khách hàng. Các công đoạn thi công chi tiết như sau:
1.1 Mẫu thiết kế nhà xưởng công nghiệp Pebsteel
Sau khi ký kết hợp đồng và nắm bắt được nhu cầu chi tiết của khách hàng, Pebsteel sẽ nhanh chóng lên kế hoạch và xây dựng bản vẽ kỹ thuật về từng hạng mục thi công, thiết kế nhà xưởng công nghiệp. Đồng thời, đội ngũ kiến trúc sư cũng sẽ tính toán chi tiết về kết cấu cơ bản và vật liệu xây dựng.
1.2 Quy trình gia công
Quy trình gia công các vật liệu cấu kiện thép sẽ diễn ra tại xưởng sản xuất với các thiết bị hiện đại, tuân theo quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng. Quá trình này gồm 7 công đoạn chính là: cắt thép, hàn tự động, vệ sinh bề mặt thép, phun kim loại bề mặt thép, sơn bảo vệ bề mặt thép và mạ kẽm hoặc sơn mạ màu chống ăn mòn. Thông thường, thời gian gia công các công đoạn này cần khoảng 6 – 8 tuần tùy theo quy mô công trình và số lượng vật liệu cần chuẩn bị.
1.3 Lắp dựng
Sau khi đã hoàn tất quá trình gia công vật liệu, các bộ phận này sẽ được vận chuyển đến công trường thi công và tiến hành lắp dựng theo bản vẽ kỹ thuật. Đội ngũ kiến trúc sư và giám sát công trình sẽ theo dõi nghiêm ngặt, kiểm tra và đảm bảo công trình được xây dựng chính xác, an toàn nhất.
1.4 Bảo hành
Pebsteel cam kết bảo hành 2 năm cho vật liệu, 3 năm bảo hành chống dột và 10 năm cho kết cấu nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng cũng như tuổi thọ công trình.
Xem thêm: Quy Trình Xây Dựng Nhà Kho Thép Tiền Chế Và Các Yếu Tố Cần Lưu Ý
2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng đẹp, chất lượng
Nhà xưởng được đánh giá là đẹp và chất lượng khi đạt những yêu cầu tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế, kỹ thuật, công năng và thẩm mỹ.
Khả năng chịu tải
Để đảm bảo công trình xây dựng nhà xưởng đạt khả năng chịu tải thì hệ khung và nền móng phải chắc chắn. Đặc điểm của nhà xưởng là phục vụ cho hoạt động nặng với khối lượng máy móc nặng cùng độ rung chấn cao. Nếu khả năng chịu tải kém thì không đảm bảo cho hoạt động của nhà xưởng.
Khi thiết kế nhà xưởng, hệ khung và nền móng phải được chú trọng. Hệ khung có nhiệm vụ nâng đỡ và truyền tải lực đều lên toàn bộ móng. Nền móng chắc chắn giúp tăng khả năng chịu tải, tránh sụp lún, nứt vỡ trong quá trình nhà xưởng hoạt động.
Thiết kế thông thoáng
Với lượng nhân lực và máy móc đáng kể, nhà xưởng công nghiệp đòi hỏi một không gian thông thoáng để đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như sức khỏe con người. Vì vậy, giải pháp thiết kế cho nhà xưởng khung thép không thể không kể đến các thành phần quan trọng như cửa sổ, lam gió, hệ thống thông gió đỉnh mái, vật liệu cách nhiệt.
Không gian rộng
Nhà xưởng phải tối ưu được không gian đủ rộng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Thực tế, trong vận hành nhà xưởng, việc di dời lắp đặt máy móc lớn thường xuyên xảy ra. Nếu không gian bị hạn chế thì hoạt động này bị ảnh hưởng khá nhiều. Thêm vào đó, không gian nhà xưởng cũng cần đủ rộng để việc con người di chuyển hoạt động được thuận tiện.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng
Từ ý tưởng thiết kế đến thi công hoàn thiện, nhà xưởng phải đáp ứng được nhu cầu, mục đích sử dụng. Việc này nhằm đảm bảo quá trình vận hành xưởng không gặp những hạn chế ngoài ý muốn.
Chống cháy và chống ăn mòn
Nhà xưởng phải đạt tiêu chuẩn phòng cháy cũng như chống được tính ăn mòn từ đặc thù của công trình. Quá trình vận hành nhà xưởng ẩn chứa nhiều nguy cơ làm cháy nổ. Các nguyên vật liệu chống cháy sẽ góp phần ngăn ngừa hiểm họa này. Khi gia công cấu kiện, nhà sản xuất sẽ áp dụng các kỹ thuật sơn phủ, xử lý bề mặt nhằm tăng khả năng chống cháy và chống ăn mòn.
Khả năng mở rộng
Không như công trình bê tông cố định, nhà xưởng đẹp được làm từ thép tiền chế là nhà xưởng có khả năng mở rộng. Khi có nhu cầu mở rộng thêm không gian hoạt động việc lắp ráp thêm các hệ thống khung cột sẽ dễ dàng xử lý. Tuy nhiên, để công trình đảm bảo thì việc thực hiện mở rộng cần có sự tư vấn của đơn vị uy tín.
Yêu cầu thẩm mỹ
Yếu tố thẩm mỹ cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng nhà xưởng đẹp. Các yếu tố này thể hiện sự chỉn chu của công trình. Thiết kế cũng phải đảm bảo sự thân thiện với con người và môi trường.
3. Các loại nhà xưởng công nghiệp phổ biến
Hiện nay, việc thiết kế nhà xưởng công nghiệp bao gồm 2 loại phổ biến:
Nhà xưởng công nghiệp 1 tầng
Đây là thiết kế nhà xưởng công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Loại nhà xưởng này có quy mô nhỏ từ 250m2 – 500m2, quy mô vừa 500m2 – 1000m2 và có khi lớn hơn 1000m2, được xây dựng phổ biến trong các khu công nghiệp có diện tích rộng. Ngoài ra, các ngành công nghiệp nặng, sử dụng cầu trục cũng thường ưu tiên lựa chọn hình thức này.
Nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng
Mô hình thiết kế nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng là xu hướng mới đang được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng. Loại nhà này sẽ kết hợp văn phòng – nhà xưởng, giúp chủ đầu tư tối ưu diện tích sẵn có.
4. Ưu điểm nhà xưởng công nghiệp khung thép tiền chế
Nhà xưởng công nghiệp khung thép là loại nhà được xây dựng bằng các cấu kiện thép đã được gia công sẵn tại nhà máy sau đó được chuyển đến công trường lắp dựng theo bản vẽ chi tiết. Hiện nay, loại nhà khung thép được ứng dụng khá nhiều trong các công trình nhà xưởng, nhà máy, tòa nhà văn phòng,…Việc thi công, thiết kế nhà xưởng công nghiệp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những ưu điểm sau:
4.1 Đặc tính ưu việt
Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép có khả năng chịu lực tốt và trọng lượng nhẹ hơn kết cấu bê tông truyền thống, giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí vật liệu nền móng. Ngoài ra, khả năng chống thấm của nhà thép tiền chế tốt hơn các hình thức xây dựng còn lại bằng bê tông, gạch, gỗ, nhờ đó bảo đảm quá trình sử dụng không bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Tiêu Chuẩn Và Quy Trình Thiết Kế Nhà Xưởng Cơ Khí
4.2 Thi công nhanh
Các cấu kiện thép đều được gia công tại nhà máy và được vận chuyển đến công trường để lắp dựng, nhờ đó quá trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Thông thường tổng thời gian thi công chỉ từ 3 – 6 tháng tùy theo quy mô công tình, rút ngắn đáng kể tiến độ so với phương pháp xây dựng bằng bê tông truyền thống.
4.3 Tiết kiệm chi phí
Việc xây dựng, thiết kế nhà xưởng công nghiệp khung thép giúp tối ưu ngân sách cho chủ đầu tư. Chi phí nhân công được giảm đáng kể nhờ thời gian thi công diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, cấu trúc nhà thép có trọng lượng nhẹ hơn nhà bê tông cốt thép, giúp giảm tải trọng lên phần móng nhà. Nhờ đó chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí vật liệu xử lý nền móng.
5. Mẫu thiết kế nhà xưởng công nghiệp Pebsteel
Hy vọng các thông tin phía trên sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình thi công và thiết kế nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép chất lượng từ Pebsteel. Nếu có những thắc mắc cần giải đáp, khách hàng có thể liên hệ đến email marketing@pebsteel.com.vn hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn cụ thể.
Nhà xưởng công nghiệp được xây dựng bằng các cấu kiện thép đã được gia công sẵn tại nhà máy sau đó được chuyển đến công trường lắp dựng theo bản vẽ vì vậy giúp tiết kiệm một lượng lớn chi phí vật liệu, nhân công. Vì vậy chi phí xây dựng ây dựng xưởng thép tiền chế nhanh hơn so với nhà bê tông cốt thép. Ngoài ra, để biết thêm chi tiết về chi phí báo giá hãy liên với Pebsteel để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng
Sau khi ký kết hợp đồng và triển khai dự án: khách hàng hài lòng với ý tưởng và giải pháp của công ty, công trình sẽ được tiến hành triển khai một cách nhanh chóng.
1. Xây dựng bản vẽ kỹ thuật: Với năng lực thiết kế xuất sắc của hơn 100 chuyên gia tại đây, Pebsteel cam kết sẽ khiến khách hàng hài lòng với mẫu thiết kế công ty đưa ra. Ước tính giai đoạn này chiếm 7 – 10 ngày*.
2. Gia công: Quy trình gia công chặt chẽ với thiết bị hiện đại gồm 7 công đoạn chính: Cắt thép, hàn máy tự động, vệ sinh bề mặt thép, phun kim loại về mặt thép, sơn bảo vệ bề mặt thép và mạ kẽm. Thông thường sẽ mất 6 – 8 tuần cho giai đoạn này*.
3. Lắp dựng nhanh chóng và an toàn: Tất cả vật liệu được đóng kiện và vận chuyển tới công trường để tiến hành lắp dựng trong khoảng 4 tuần*.