Việc lựa chọn chất liệu thép là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến độ bền, vững chắc của các công trình nói chung và nhà tiền chế nói riêng. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loạt sắt thép. Trong đó thép tổ hợp là nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến và có tính ứng dụng cao. Vậy nguyên liệu này có điểm gì nổi bật và nên lựa chọn? Cùng Pebsteel tìm thêm về định nghĩa, đặc điểm và cách phân loại của thép tổ hợp trong bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa thép tổ hợp là gì?
Thép tổ hợp là loại vật liệu được cắt ra từ thép tấm, sau đó chúng được tổ hợp lại thành thép hình theo hình dạng và kích thước trong bản vẽ kỹ thuật. Những tấm thép được cắt từ phôi thép sau đó được liên kết với nhau bằng mối hàn để tạo thành những cấu kiện có kích thước đặc thù. Theo đó, đa số các sản phẩm thép hình đúc gần như không có các kích thước đa dạng như thép tổ hợp.
Thiết kế, kích thước và độ dày của thép tổ hợp là không giới hạnphù hợp với nhiều công trình và yêu cầu của khách hàng. Thép tổ hợp có cấu tạo chắc chắn, khả năng chịu lực tốt nên quá trình thi công được thực hiện nhanh chóng và giúp tiết kiệm tối ưu chi phí nguyên vật liệu.
2. Đặc điểm của thép tổ hợp
Hình dạng chủ yếu của các loại thép tổ hợp hiện nay thường là thép H và thép I. Tuy nhiên với đặc thù là được tổ hợp từ thép tấm nên khách hàng hoàn toàn có thể đặt gia công vật liệu này theo hình dạng và kích thước mong muốn. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của thép tổ hợp:
- Kích thước lớn, đa dạng: Các sản phẩm thép đúc thông thường có kiểu dáng và kích thước hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra với nhiều công trình. Thép tổ hợp có thể khắc phục tình trạng này vì có thể được gia công theo yêu cầu kỹ thuật riêng.
- Chịu được tải trọng lớn: Thép tổ hợp có chất lượng tốt với khả năng chịu lực chịu tải cao và dung sai cực nhỏ. Vì thế nó có thể đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho cả các công trình công nghiệp hạng nặng, đòi hỏi độ chắc chắn.
- Độ võng thấp: Do kích thước thép lớn, cộng thêm phần thân thép có dài hơn so với thép thông thường nên tình trạng cong võng có thể được kiểm soát tốt
- Trọng lượng nhẹ, tiết kiệm vật liệu và chi phí: Nhờ được gia công sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật riêng biệt của từng công trình, thép tổ hợp giúp chủ đầu tư tiết kiệm lượng vật liệu được sử dụng, đồng nghĩa với tiết kiệm ngân sách xây dựng.
3. Phân loại
Mỗi khách hàng và mỗi công trình sẽ có những yêu cầu, đặc thù riêng về nguyên vật liệu. Vì vậy, các sản phẩm thép tổ hợp trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng cả về kích thước, hình dáng và tính ứng dụng. Chúng cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách phân loại phổ biến nhất là phân loại theo tiết diện. Theo đó thép tổ hợp sẽ gồm có những loại như sau:
- Dầm thép U: Sản phẩm có mặt cắt hình chữ U. Độ cao của hai cánh vừa phải so với độ rộng của thân thép.
- Dầm thép I: Sản phẩm có mặt cắt hình chữ U. Trong một số trường hợp đặc biệt, dầm thép H cũng được xem là dầm thép I. Điểm khác biệt là sản phẩm có độ chênh lệch tương tối ở chiều rộng cánh.
- Dầm thép V: Sản phẩm có mặt cắt hình chữ V. Hai cánh thép có chiều rộng bằng nhau.
- Dầm thép L: Sản phẩm có mặt cắt hình chữ L. Chiều rộng cánh đơn nhỏ hơn chiều dài thân thép.
4. Quy trình sản xuất
Quy trình gia công, sản xuất thép tổ hợp đòi hỏi độ chính xác cao, bao gồm các bước như sau:
Kiểm tra nguyên liệu đầu vào
Đây là bước đầu rất quan trọng để kiểm soát và tạo nên những sản phẩm thép tổ hợp có chất lượng cao. Các bước thực hiện kiểm tra gồm có:
- Kiểm tra nguồn gốc vật liệu và hồ sơ chất lượng.
- So sánh, đối chiếu các đặc điểm của vật liệu với yêu cầu kỹ thuật của dự án.
- Đối chiếu vật liệu với các tiêu chuẩn của ngành xây dựng hiện hành.
- Cắt mẫu thí nghiệm để kiểm tra chất lượng. Nếu được yêu cầu chỉ định thì sử dụng phòng thí nghiệm của bên thứ ba để tiến hành kiểm tra.
- Kiểm tra kết quả thí nghiệm, nếu đảm bảo chất lượng thì đưa vào sản xuất.
Cắt thép
Tùy vào trang thiết bị tại cơ sở gia công, thép tấm có thể được cắt bằng các phương pháp như máy cắt plasma CNC, máy dập lỗ,…… Sau đó các tấm thép lẻ được ép thẳng, cắt tạo hình cấu kiện thép H, I, V, U, L… dựa trên yêu cầu của bản vẽ ban đầu.
Hàn tổ hợp
Bản cánh và bụng của thép sau khi được cắt theo kích thước yêu cầu thì được hàn tự động bằng máy. . Các cấu kiện thép cần được kiểm tra bề mặt, thử từ tính và siêu âm… để đảm bảo mối hàn đúng kỹ thuật và có chất lượng tốt.
Kiểm tra và nắn chỉnh
Cấu kiện thép sau khi hàn cần kiểm tra, nắn thẳng và căn chỉnh lại để hạn chế tình trạng cong vênh, sai sót trong quá tình hàn ở nhiệt độ cao.
Hàn bản mã, sườn gia cường
Các chi tiết này được sẽ được hàn bằng tay để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Công đoạn này yêu cầu các thợ hàn kỹ thuật phải có chứng chỉ, kinh nghiệm và tay nghề cao để đảm bảo kỹ thuật và chất lượng.
Vệ sinh bề mặt và phun bi
Sau quá trình hàn, cấu kiện thép tổ hợp sẽ được vệ sinh, xử lý han gỉ bề mặt bằng máy phun bi trước khi bước vào công đoạn sơn bảo vệ bề mặt thép.
Sơn phủ
Thép tổ hợp sẽ được phủ sơn bảo vệ bề mặt, trong đó bao gồm sơn chống cháy, chống ăn mòn, sơn màu trang trí.
Quy trình sản xuất thép tổ hợp đòi hỏi đơn vị thực hiện phải có chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại. Do đó, chủ đầu tư nên cân nhắc lựa chọn cẩn thận hoặc có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ các đơn vị thi công. Với kinh nghiệm dày dặn, cùng đội ngũ kỹ sư giàu chuyên môn, Pebsteel luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp tới quý doanh nghiệp các dịch vụ thi công tiện lợi và chất lượng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến thép tổ hợp. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp và thiết kế thi công nhà công nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến email: [email protected] hoặc số điện thoại +84908 883531 để được tư vấn cụ thể.
*** Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung về ngành nhà thép tiền chế và kết cấu thép. Để biết thêm chi tiết hoặc cần làm rõ tùy vào nhu cầu, vui lòng liên hệ trực tiếp với Pebsteel.