fbpx

Trang chủ / Tin tức / Kết Cấu Thép / Quy Trình Sơn Kết Cấu Thép Đúng Chuẩn Nhất

Quy Trình Sơn Kết Cấu Thép Đúng Chuẩn Nhất

Kết Cấu Thép - 01/12/2023

Han gỉ là một trong những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của các công trình kết cấu thép. Để khắc phục tình trạng này, sơn là giải pháp hiệu quả nhất và được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng hiện nay. Hãy cùng Pebsteel tìm hiểu về quy trình sơn kết cấu thép đúng chuẩn trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Lắp Dựng Kết Cấu Thép, Nhà Thép Tiền Chế

1. Tại sao cần phải thi công sơn kết cấu thép?

Kết cấu thép đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày và trong nhiều lĩnh vực như xây dựng dân dụng, công nghiệp, viễn thông… Tuy nhiên, thép là một vật liệu dễ bị ăn mòn dưới ảnh hưởng của môi trường bình thường. Vì vậy, để đảm bảo tuổi thọ của kết cấu thép, việc sử dụng một lớp phủ bề mặt là cần thiết để bảo vệ cấu kiện khỏi tác động của môi trường bên ngoài. Ngày nay, thi công sơn phủ kết cấu thép không chỉ là lựa chọn phổ biến mà còn là giải pháp tối ưu nhất về mặt chi phí. Đây là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng nhà xưởng và thi công nhà khung thép tiền chế.

Xem thêm: Hàn Kết Cấu Là Gì? Các Phương Pháp Hàn Kết Cấu Thép

Sơn phủ là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng nhà xưởng và thi công nhà khung thép tiền chế
Sơn phủ là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng nhà xưởng và thi công nhà khung thép tiền chế 

2. Sơn kết cấu thép bao gồm những loại nào?

Sơn kết cấu thép được phân thành ba loại chính, bao gồm sơn Alkyd, sơn Epoxy và sơn Poly Urethane (PU).

2.1. Sơn Alkyd

Sơn Alkyd là một loại sơn gốc dầu được ứng dụng phổ biến để sơn các cấu kiện kết cấu thép. Thành phần chính của dòng sơn này chính là loại nhựa chống gỉ Alkyd – đây là một thành phần hóa học có nguồn gốc từ thực vật với khả năng kết dính tốt. Bên cạnh đó, loại sơn này khô khá nhanh, đồng thời có thể chống gỉ sét tốt và có độ bền màu cao trong cả những môi trường có tính ăn mòn.

2.2. Sơn Epoxy

Sơn Epoxy là một loại sơn cao cấp, được tạo nên từ hai thành phần chính là dung môi và phần đóng rắn polyamide. Sơn Epoxy có thể được sử dụng cho cả kết cấu thép mới và kết cấu thép cũ. Tuy nhiên, độ bám dính của sơn Epoxy không tốt bằng sơn Alkyd, do đó việc vệ sinh và tạo nhám bề mặt kết cấu thép cần được chú trọng để đảm bảo màng sơn không bong tróc và sứt mẻ. Khác với sơn Alkyd, sơn Epoxy sẽ đông cứng sau vài tiếng kể từ khi trộn 2 thành phần với nhau, vì vậy chỉ cần trộn lượng sơn đủ để thi công trong khoảng thời gian sống của sơn, tránh tình trạng lãng phí.

2.3. Sơn Poly Urethane

Sơn Poly Urethane, hay còn được biết đến là sơn PU, được ứng dụng để bảo vệ lâu dài cho các thiết bị máy móc, kết cấu sắt thép nội ngoại thất, bồn chứa công nghiệp, hệ thống ống ngầm, ống gió, cấu trúc cầu, tàu thuyền và nhiều loại công trình khác. Sơn PU có nhiều ưu điểm như: khô nhanh, bề mặt cứng; chịu va đập, mài mòn tốt; chống chịu được sự ăn mòn; bám dính tốt; chịu UV, dung môi, hóa chất tốt; màu sắc đa dạng.

Xem thêm: Cách Xử Lý Chống Dột Nhà Xưởng Hiệu Quả Và Tiết Kiệm

3. Quy trình thi công sơn kết cấu thép đúng chuẩn nhất

3.1. Bước 1: Lựa chọn phương pháp thi công phù hợp

Tùy theo bề mặt kết cấu thép và điều kiện không gian xung quanh, chủ thầu có thể cân nhắc là lựa chọn phương án thi công sơn phù hợp. Dưới đây là 3 phương án thường gặp nhất:

  • Dùng cọ quét sơn: Áp dụng cho các bề mặt thép bị rỗ, có nhiều điểm lồi lõm khác nhau cũng như các vị trí có mối hàn, các góc cạnh của dầm thép, và vùng nối ghép của nhiều bản thép. Các vị trí này đòi hỏi phương pháp thi công bằng cách sử dụng cọ quét sơn, thực hiện việc quét và miết mạnh tay ngay từ lớp sơn chống rỉ đầu tiên, sau đó tiến hành sơn theo thứ tự các lớp sơn tiếp theo.
  • Dùng con lăn (rulo): Sử dụng trên các vật liệu có độ nhớt cao, đồng thời yêu cầu tính chất làm phẳng tốt và bề mặt phải được làm phẳng trước khi tiến hành sơn lớp sơn lót. Đối với việc sơn nhiều lớp để đạt được độ dày thích hợp, cần sử dụng kích thước và loại rulo phù hợp với kích thước của dầm thép. Thông thường, phương pháp lăn không được khuyến khích sử dụng khi thực hiện sơn lớp sơn lót chống ăn mòn.
  • Dùng súng phun sơn: Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi kết cấu sắt thép. Tuy nhiên, nó gặp hạn chế khi thực hiện ở những nơi có diện tích nhỏ. Thợ sơn cần đảm bảo các yếu tố như độ nhớt của sơn, loại vòi phun, áp suất phun, nhiệt độ của vật liệu sơn, khoảng cách từ đầu vòi phun đến bề mặt cần sơn và góc phun sao cho tạo ra màng sơn liên tục và đồng đều nhất.
Tùy theo bề mặt kết cấu thép và điều kiện không gian xung quanh, chủ thầu có thể cân nhắc là lựa chọn phương án thi công sơn phù hợp
Tùy theo bề mặt kết cấu thép và điều kiện không gian xung quanh, chủ thầu có thể cân nhắc là lựa chọn phương án thi công sơn phù hợp

3.2. Bước 2: Chuẩn bị, xử lý bề mặt kết cấu thép

Ở bước này, người thợ dùng máy nhám cùng với máy hút bụi công nghiệp để làm sạch bề mặt kết cấu thép. Tiếp đến là loại bỏ các dị vật như dầu mỡ, bụi bẩn, vảy cán thép, muối biển và thực hiện trám trét hoặc sửa chữa các khu vực bị hư hại nặng, bao gồm cả việc khắc phục các vết nứt. 

Đối với các cấu kiện có bề mặt nhỏ, quá trình làm sạch có thể thực hiện bằng cách thủ công sử dụng giấy nhám, chà cước, hoặc bàn chải sắt. Còn với các kết cấu thép lớn thì cần sử dụng thêm các thiết bị như máy phun cát ướt, máy phun bi,…

Xem thêm: 5 Cách Chống Nóng Mái Tôn Nhà Xưởng Hiệu Quả

3.3. Bước 3: Thi công lớp sơn lót

Đầu tiên cần mở nắp thùng sơn và khuấy đều trong 2 – 3 phút, có thể kết hợp thêm với dung môi phù hợp để quá trình sơn diễn ra dễ dàng hơn. Sau đó sử dụng cọ, con lăn hoặc súng phun để thực hiện công đoạn thi công sao cho sơn được trải đều khắp bề mặt với độ dày màng sơn là 40µm. Cuối cùng để sơn khô từ 6 đến 12 tiếng tùy loại sơn trước khi tiến hành sơn lớp phủ.

3.4. Bước 4: Thi công lớp sơn phủ

Tùy theo loại sơn sử dụng sẽ có công đoạn pha sơn khác nhau. Sau khi pha sơn thì thợ sơn sẽ sử dụng cọ, con lăn hoặc súng phun để thực hiện công đoạn thi công. Đầu tiên là trải đều lớp sơn phủ lên bề mặt, kế đó di chuyển dụng cụ sơn nhiều lần theo 2 hướng vuông góc. Thợ thi công cần đảm bảo sơn được phủ đều trên bề mặt với độ dày màng sơn là 40µm (với sơn Alkyd) hoặc 100µm (với sơn Epoxy) cho mỗi lớp. Có tổng cộng 2 lớp sơn phủ cần thi công, mỗi lớp cách nhau từ 4 đến 8 tiếng. Ngoài ra, trước khi tiến hành sơn lớp sơn hoàn thiện, bề mặt cần được làm sạch và tạo nhám sơn. 

Xem thêm: Giải Pháp Chống Ăn Mòn Nhà Kho Tiền Chế Phân Bón

3.5. Bước 5: Kiểm tra, xử lý lỗi và bàn giao công trình

Khi lớp sơn trên kết cấu thép đã hoàn toàn khô và có thể đi lại, thợ sơn sẽ thực hiện kiểm tra và khắc phục mọi lỗi nếu có thông qua phương pháp trám trét. Sau cùng là bàn giao công trình khi bề mặt đã được hoàn tất.

4. Kết luận

Trên đây là quy trình sơn kết cấu thép đúng chuẩn nhất cùng với một số thông tin liên quan. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay.

logo-switcher

Chọn khu vực & ngôn ngữ

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và
dự án của Pebsteel.

Đến website
logo

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và dự án của Pebsteel.

Pebsteel toàn cầu