Việc thi công móng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi công trình và với xây dựng nhà xưởng cũng như vậy. Để công trình đạt đến chất lượng, độ bền cao, cũng như đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình sử dụng, điều kiện tiên quyết là phải có một nền móng vững chắc. Cùng Pebsteel tìm hiểu về biện pháp thi công móng nhà xưởng tối ưu ngay trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Tiêu Chuẩn Thiết Kế & Mẫu Nhà Xưởng Đẹp Bằng Khung Thép
1. Kết cấu móng nhà xưởng gồm các bộ phận gì?
Kết cấu móng của một nhà xưởng thường bao gồm ba thành phần chính sau:
- Bản móng: Còn được gọi là đài móng, bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các cột với nhau để tạo thành một khối thống nhất theo tiêu chuẩn thiết kế của móng nhà xưởng. Bản móng có chức năng phân phối đều lực tác động lên toàn bộ công trình, từ đó tăng cường tính vững chắc cho nhà xưởng.
- Giằng móng: Hay còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như dầm móng hoặc đá kiềng, có tác dụng kết nối các phần móng lại với nhau, nhằm gia tăng độ vững chắc cho nền. Khi phải chịu tải trọng lớn, giằng móng cũng phân phối lực ép rộng trên bề mặt móng, tránh hiện tượng công trình bị biến dạng.
- Cổ móng: Đây là phần cao nhất của móng, giúp truyền lực từ nền nhà xuống nền móng. Chiều cao của cổ móng cần được nghiên cứu và tính toán một cách cẩn thận để đảm bảo phù hợp nhất với cấu trúc tổng thể của móng.
Xem thêm: Quy Trình Xây Dựng Nhà Máy Đạt Chuẩn
2. Quy trình thi công móng nhà xưởng chuẩn và chất lượng
Dưới đây là các bước trong quy trình thi công móng nhà xưởng tiền chế tiêu chuẩn theo từng loại móng:
2.1. Đối với móng băng
- Bước 1: Tiến hành công tác chuẩn bị bao gồm san lấp mặt bằng để quy trình thi công móng diễn ra hiệu quả.
- Bước 2: Dựa vào hồ sơ thiết kế, tiến hành đánh dấu và đào móng. Chủ thầu cần vệ sinh khu vực đào móng sạch sẽ, loại bỏ nước nếu có ở hố móng sau khi thực hiện. Móng cần được đảm bảo luôn khô ráo.
- Bước 3: Lựa chọn và kiểm tra các thanh thép phù hợp và tiến hành gia công. Đối với những mối nối các thanh thép, có thể sử dụng nhiều phương pháp như buộc hoặc hàn. Cần lưu ý rằng việc thực hiện phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật và bố trí đúng cách.
- Bước 4: Lựa chọn cốp pha một cách hợp lý, xây dựng khung cốp và tiến hành việc đổ bê tông.
- Bước 5: Trước khi tiến hành đổ bê tông, kiểm tra kỹ chân móng để xác định xem đã đáp ứng tiêu chuẩn hay chưa.
- Bước 6: Theo dõi, đánh giá và kiểm tra tiến trình thi công để có thể đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp và kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.
Xem thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Cấp Phép Xây Dựng Nhà Xưởng
2.2. Đối với móng đơn
- Bước 1: Thực hiện công tác chuẩn bị cần thiết trước khi thi công móng.
- Bước 2: Dựa vào hồ sơ thiết kế, tiến hành đóng dấu và gia cố nền đất sao cho phù hợp.
- Bước 3: Tiến hành đào móng theo độ sâu cũng như khả năng chịu lực đã được tính toán trước đó. Sau khi đào, cần thực hiện việc vệ sinh hố móng để đảm bảo bên trong luôn khô ráo để các bước thi công tiếp theo có thể được thực hiện.
- Bước 4: Sử dụng đất hoặc đá cùng với sự hỗ trợ từ máy dầm để làm phẳng mặt hố.
- Bước 5: Đổ một lớp bê tông lót vào hố để hạn chế mất nước và giảm thiểu sự biến dạng của bê tông khi đổ do các yếu tố bên ngoài.
- Bước 6: Thực hiện việc gia công cốt thép theo các tiêu chuẩn đã được tính toán một cách kỹ lưỡng.
- Bước 7: Tiến hành đổ bê tông vào móng sau khi kiểm tra kỹ phần chân và vữa bê tông.
- Bước 8: Sau một thời gian, tháo cốp pha và thực hiện bảo dưỡng móng bằng các phương pháp phù hợp.
Xem thêm: Các Tiêu Chuẩn Thiết Kế Nhà Xưởng Công Nghiệp Mới Nhất 2023
3.3. Một số lưu ý cần tránh khi thi công móng nhà xưởng tiền chế
3.1. Không khảo sát địa chất kỹ càng
Trong quá trình tiến hành khảo sát địa chất cho việc xây dựng móng nhà xưởng, nên tránh những khu vực có mực nước quá cao, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng ẩm thấp và gây hư hại cho móng. Ngoài ra, cần đảm bảo có khoảng cách an toàn giữa mạch nước ngầm và móng nhà xưởng, với khoảng cách tối thiểu là 0,5 mét.
Xem thêm: Lựa Chọn Khung Kèo Cho Nhà Khung Thép Dân Dụng
3.2. Thiết kế móng không phù hợp
Để tránh việc phải sửa đổi bản thiết kế móng trong quá trình xây dựng, khi thiết kế bản vẽ móng, cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng phương pháp đúng đắn.
3.3. Quá trình thi công không đảm bảo chất lượng
Đây là một yêu cầu quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm một nhà thầu đáng tin cậy, có kinh nghiệm. Nếu công việc thi công móng không được thực hiện với chất lượng đảm bảo, có thể gây ra các vấn đề như nứt nẻ, sụt lún,..
4. Những lưu ý khi thiết kế kết cấu móng cho một số ngành xuất khẩu
Khi thiết kế móng nhà xưởng cho một số ngành xuất khẩu như thủy sản, giày da,… có yêu cầu khắt khe, quý khách hàng cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Phân tích địa chất: Quý khách cần tiến hành khảo sát địa chất cẩn thận để hiểu rõ về tính chất của đất, mức độ sạt lở và mức độ cần thiết để củng cố nền đất.
- Tính toán tải trọng: Đừng quên đánh giá kỹ lưỡng tải trọng mà kết cấu móng sẽ phải chịu đựng, bao gồm cả trọng lượng thiết bị và nguyên vật liệu cũng như các yếu tố tác động ngoại lực khác.
- Chọn vật liệu phù hợp: Chủ đầu tư nên sử dụng vật liệu chất lượng cao và đảm bảo rằng chúng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cũng như môi trường làm việc.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến: Hãy cân nhắc sử dụng các công nghệ mới như việc áp dụng bê tông siêu cao cường độ, chống thấm nước, và các biện pháp gia cố khác.
- Cân nhắc đến điều kiện môi trường: Đối với các ngành xuất khẩu như thủy sản và giày da, hãy đảm bảo rằng kết cấu móng được thiết kế để chịu đựng tác động của môi trường là điều vô cùng quan trọng.
- Kiểm soát chất lượng: Chủ đầu tư cần đảm bảo quy trình thi công và kiểm tra chất lượng được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo tính an toàn và bền vững của công trình.
Để đáp ứng được những quy chuẩn khắt khe trên, quý khách hàng nên lựa chọn một đơn vị uy tín và dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình. Pebsteel với đội ngũ hơn 100 kỹ sư kết cấu có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm, cung cấp giải pháp toàn diện về nhà thép tiền chế tại hơn 50 quốc gia với hơn 6.000 công trình lớn, nhỏ và siêu công trình. Pebsteel đã có kinh nghiệm thiết kế thi công nhà xưởng tiền chế cho nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt cho các ngành xuất khẩu.
5. Kết luận
Trên đây là các thông tin về biện pháp thi công móng nhà xưởng tiền chế cùng với những lưu ý cần tránh trong quá trình thi công. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay.